Viêm khớp gối: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

Viêm khớp gối: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

1. Bệnh viêm khớp gối là gì?

Trong giải phẫu cẳng chân, khớp gối là nơi tiếp xúc với ba xương chính là xương chày, xương bánh chè và xương đùi. Tại đây, khớp gối được bao phủ bởi lớp sụn, được ví như lớp đệm ở giữa các khớp xương, giúp việc cử động các khớp trơn tru và linh hoạt. Lớp sụn này được nuôi dưỡng bằng lượng chất nhờn sinh ra từ mô hoạt dịch trên khớp.

Bệnh viêm khớp gối xảy ra khi lớp sụn bắt đầu bị thoái hóa, trở nên thô ráp và xù xì. Phần xương đùi và xương bánh chè bị nhô ra và cọ xát vào nhau, tạo nên các gai xương. Quá trình này làm giảm khả năng hấp thu các chất nhờn, từ đó, xuất hiện các cơn đau và gây khó khăn cho việc vận động của người bệnh.

Bệnh viêm khớp đầu gối
Bệnh viêm khớp đầu gối

2. Bệnh viêm khớp gối có nguy hiểm không?

Viêm khớp gối tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng lại có thể gây nguy hiểm đến khả năng vận động cũng như hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 80% bệnh nhân gặp nhiều cản trở trong những vận động thông thường và 20% còn lại gặp nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Người bệnh thường gặp phải những triệu chứng như mất ngủ, giảm sức lực, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng công việc của bệnh nhân. Nếu như không được điều trị sớm và để bệnh tiến triển đến các giai đoạn nặng hơn có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như: cứng khớp, teo cơ, khớp bị biến dạng và nguy hiểm hơn là mất khả năng đi lại.

3. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp gối thường gặp

Thường ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, các triệu chứng của viêm khớp gối chưa xuất hiện rõ rệt, người bệnh còn chủ quan nên không phát hiện được bệnh sớm. Từ đó, khiến viêm khớp tiến triển nặng và gây khó khăn trong việc điều trị. Có thể kể đến một số triệu chứng thường gặp như:

  • Các cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc khi thời tiết thay đổi.
  • Thường xảy ra tình trạng cứng khớp nên người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều và tiến hành xoa bóp thì mới cử động lại được.
  • Có tiếng lục cục của các khớp khi gập, duỗi chân.
  • Dùng tay ấn nhẹ vào phần đầu gối sẽ có cảm giác đau và nóng.
Triệu chứng viêm khớp gối
Triệu chứng của bệnh viêm khớp

Xem thêm: Bệnh khô khớp: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả.

4. Những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp gối và dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay:

4.1. Tuổi tác

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp thường gặp ở độ tuổi trên 50. Khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp càng tăng. Nguyên nhân là do quá trình thoái hóa diễn ra làm cho chất nhờn trên lớp sụn giảm dần, dẫn đến viêm khớp gối.

4.2. Do gặp phải chấn thương

  • Bong gân: gây nên tổn thương cho các bó sợi và có thể làm giãn dây chằng.
  • Viêm màng bao hoạt dịch khớp gối: là lượng dịch đệm bên ngoài khớp gối để bảo vệ lớp sụn và các khớp. Nhưng khi bệnh viêm màng bao hoạt dịch khớp gối xảy ra sẽ gây ra tổn thương cho sụn khớp khiến người bệnh đau và tê cứng chân.
  • Trật khớp: khi có va chạm mạnh xảy ra khiến cho các đầu xương bị lệch cũng có thể ảnh hưởng đến viêm khớp gối.
Bị viêm khớp do chấn thương
Bị viêm khớp do chấn thương

4.3. Giới tính

Theo một khảo sát ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ viêm khớp gối xảy ra ở nữ giới là 13% so với nam giới chỉ có 10%.

4.4. Béo phì

Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo áp lực lên khớp gối và người ta tính ra cứ trung bình 1kg trọng lượng cơ thể sẽ tăng thêm khoảng 1,3-1,8kg áp lực cho khớp gối.

4.5. Các bệnh lý khác

  • Viêm thoái hóa khớp gối: hình thành trong quá trình thoái hóa hoặc do các tác động khác như: tai nạn, lao động nặng, quá sức…
  • Viêm khớp đầu gối: gây tổn thương đến sụn khớp, đầu xương giữa sụn làm cứng khớp, đau khớp.
  • Hiện tượng bàn chân bẹt: đây là hiện tượng tuy không phổ biến nhưng cũng sẽ làm tăng khả năng viêm khớp gối. Nguyên nhân là do lòng bàn chân không có hình cong như bình thường mà bằng phẳng nên sẽ tạo áp lực lên các dây chằng đầu gối, dễ gây lệch khớp.
  • Bệnh Gout: đây là một bệnh lý xương khớp phổ biến, làm tăng lượng acid uric có trong máu. Theo thời gian, lượng acid bị tích tụ chèn ép lên dây thần kinh và gây ảnh hưởng đến khớp gối.
Bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt cũng gây ảnh hưởng đến khớp gối

5. Các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm khớp gối

Giai đoạn 1 (giai đoạn sớm): Xuất hiện các nốt gai nhỏ ở vùng xương và lớp sụn bị tổn thương khoảng 10%. Khi ở giai đoạn này người bệnh vẫn chưa thấy biểu hiện đau hay cứng khớp mà chỉ phát hiện ra khi chụp X-quang.

Giai đoạn 2 (giai đoạn nhẹ): Các đốt gai xuất hiện nhiều hơn, lớp sụn gối bắt đầu có dấu hiệu nứt vỡ. Các triệu chứng của bệnh đã bắt đầu xuất hiện nhưng chưa thường xuyên.

Giai đoạn 3 (giai đoạn giữa): Do lớp sụn bị tổn thương nặng nên khoảng cách giữa hai đầu xương chày và xương đùi hẹp lại dần. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy cơn đau rõ rệt hơn và việc đi lại khó khăn hơn.

Giai đoạn 4 (giai đoạn nặng): Lúc này lớp sụn đã bị tổn thương đến khoảng 60% và các gai lớn xuất hiện dần. Trường hợp nặng có thể bị biến dạng xương.

Xem thêm: Người bị bệnh viêm khớp nên ăn gì?

6. Những phương pháp điều trị viêm khớp gối hiệu quả

Nguyên tắc điều trị: giảm thiểu các cơn đau và tiến hành hồi phục các chức năng của khớp gối. Có thể tham khảo một số phương pháp điều trị viêm khớp gối sau đây:

  • Dùng thuốc: paracetamol (giúp giảm đau), các thuốc nhóm NSAID (giảm đau, chống viêm không steroid), medrol và alphachymotrypsin (giúp chống viêm). Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp thuốc tiêm corticoid trong trường hợp phải phẫu thuật.
  • Vật lý trị liệu: ngoài việc làm cải thiện tình trạng đau, cứng khớp còn giúp tăng tính linh hoạt cho các khớp để quá trình vận động dễ dàng hơn.
  • Phẫu thuật: khi việc sử dụng thuốc và các biện pháp không đáp ứng hiệu quả điều trị.
Vật lý trị liệu
Điều trị viêm khớp bằng vật lý trị liệu

Ngoài ra, người bệnh cần điều chỉnh một số thói quen cũng như sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh như:

  • Giữ cân nặng ở mức lý tưởng.
  • Tập thể dục đều đặn và ổn định.
  • Tránh các vận động thể lực mạnh, kéo dài.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý viêm khớp gối mà Xương Khớp Luân Thành muốn đem đến cho bạn đọc. Hy vọng độc giả đã có cho mình được những thông tin hữu ích để có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp một cách tốt nhất. Chúc bạn đọc và gia đình thật nhiều sức khỏe!