TOP 8 nguyên nhân gây khô khớp và cách điều trị hiệu quả
1. Những nguyên nhân gây khô khớp
Có rất nhiều nguyên nhân gây khô khớp, dưới đây là một số yếu tố tiêu biểu nhất:
1.1. Độ tuổi
Nguy cơ mắc phải bệnh khô khớp tăng dần theo tuổi. Lứa tuổi dễ mắc phải căn bệnh này là trung niên và người cao tuổi. Sụn khớp ở những người lớn tuổi bị bào mòn gây ra tình trạng bao sụn bị rách và tổ chức sụn bị biến dạng. Khi các xương không còn được bảo vệ bởi lớp sụn sẽ cọ xát vào nhau gây ra hiện tượng khô khớp.
Trong lứa tuổi thiếu niên thì nguyên nhân gây khô khớp là do các gân, cơ, dây chằng và xương phát triển không đồng đều ở giai đoạn khớp đang lớn.
1.2. Giới tính là một yếu tố gây ra bệnh khô khớp
Theo thống kê, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh khô khớp cao hơn so với nam giới và nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có mối liên quan giữa các vấn đề về xương khớp và các hormone sinh dục nữ. Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thì nội tiết tố suy giảm từ đó dễ mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương, thoái hóa đốt sống…
1.3. Béo phì là nguyên nhân gây khô khớp
Khi cơ thể của bạn càng nặng thì áp lực mà khớp phải chịu sẽ càng tăng lên, do đó khớp dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra, béo phì dẫn tới lượng mỡ trong cơ thể sẽ nhiều hơn bình thường, các mô mỡ có khả năng tạo ra những phân tử protein có hại dẫn tới những phản ứng viêm tại khớp.
1.4. Khô khớp do bị chấn thương
Khi lao động hay chơi các môn thể thao bạn có thể gặp phải các chấn thương. Các chấn thương về xương khớp này ban đầu có thể gây đau, viêm thậm chí là để lại tổn thương lâu dài đến xương khớp. Nếu khi mắc chấn thương bệnh nhân không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì có nguy cơ cao để lại các di chứng trong đó có bệnh khô khớp.
Vì vậy, bạn cần lưu ý trong các hoạt động thường ngày của mình để tránh gặp phải chấn thương gây nguy hại cho sức khỏe xương khớp.
1.5. Nguyên nhân gây khô khớp là do thường xuyên làm những công việc nặng nhọc
Lao động vất vả, nặng nhọc trong một khoảng thời gian dài khiến các khớp xương phải chịu áp lực lớn. Bên cạnh đó, dây chằng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu công việc của bạn phải khuân vác đồ nặng nhiều thì áp lực lên các khớp xương cũng tăng lên, lúc đó khớp có thể dần bị viêm. Những trường hợp như thế này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho bệnh nhân dễ mắc bệnh liên quan đến xương khớp hơn, trong đó có bệnh khô khớp.
1.6. Di truyền
Có một số bằng chứng cho rằng nguyên nhân gây khô khớp có liên quan đến di truyền. Ở một số căn bệnh như viêm khớp, người bệnh có căn nguyên là từ di truyền.
1.7. Dị tật xương khiến người bệnh dễ mắc khô khớp
Ở một số người bẩm sinh bị dị dạng xương khớp hay có khiếm khuyết ở sụn có nguy cơ mắc bệnh khô khớp cao hơn.
1.8. Các bệnh khác cũng là nguyên nhân gây khô khớp
Ngoài những yếu tố trên thì nguyên nhân gây khô khớp xuất phát từ một số bệnh có liên quan đến xương khớp như: gout, hoại tử xương, bệnh viêm khớp… Bên cạnh đó, các bệnh như đái tháo đường hoặc bệnh thấp khớp khác cũng gây ảnh hưởng đến các khớp xương, khiến khớp dễ bị khô và gây ra bệnh khô khớp.
Xem thêm bài viết: Thoái hóa khớp ở người cao tuổi và cách điều trị hiệu quả.
2. Phương pháp điều trị những nguyên nhân gây khô khớp hiệu quả
Tùy thuộc vào mức độ khô khớp, tổn thương và nguyên nhân gây khô khớp để có thể có được phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
2.1. Điều trị khô khớp do bị chấn thương
Với trường hợp bệnh nhân bị khô khớp do chấn thương nhẹ và gần đây thì có thể sử dụng những phương pháp điều trị tại nhà sau:
- Hạn chế những hoạt động không cần thiết và nghỉ ngơi để cho khớp có thời gian phục hồi.
- Nếu khớp bị sưng thì cần chườm lạnh để giảm tình trạng sưng của khớp.
- Kết hợp tập luyện thể thao điều độ, nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội.
- Sử dụng nẹp để cố định khớp và tránh bị chấn thương thêm.
2.2. Điều trị khô khớp do di truyền
Với những trường hợp mà nguyên nhân gây khô khớp là do di truyền, làm việc nặng nhọc và bị tình trạng khô khớp kéo dài thì cần đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng và có những phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị mà các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện như:
- Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, ibuprofen, corticoid nói chung hay paracetamol… Việc sử dụng thuốc giảm đau chống viêm phải được tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng quá liều hoặc uống thuốc sai cách có thể dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng.
- Tiêm chất nhờn Acid Hyaluronic vào khớp bị khô, làm giảm sự cọ sát giữa các đầu xương, giúp khớp chuyển động trơn tru hơn và giảm đau.
- Tập vật lý trị liệu giúp tăng cường độ dẻo dai, sức mạnh cho xương khớp, cải thiện chức năng xương khớp và điều tiết dịch khớp trở nên đều đặn hơn.
2.3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người bị bệnh khô khớp
Ngoài những phương pháp điều trị nguyên nhân gây khô khớp kể trên thì người bệnh cũng nên chú ý chế độ ăn uống của mình. Nên ăn uống điều độ, hợp lý, hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo để cải thiện cân nặng, từ đó, giúp giảm thiểu áp lực lên khớp. Ngoài ra, người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ tái tạo sụn, tăng chất nhờn cho khớp như:
- Các loại cá giàu axit béo Omega 3 và vitamin D như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… giúp tái tạo sụn và khiến khớp dẻo dai, chắc khỏe hơn.
- Rau xanh: bông cải xanh, rau chân vịt…
- Hải sản: tôm, cua, sò, ốc…
- Các món ăn sử dụng sụn và xương động vật.
- Hoa quả mọng nước: dâu, nho…
- Các sản phẩm từ đậu bắp có chứa axit folic, canxi, vitamin K cũng rất tốt cho xương khớp.
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 tháng sử dụng sản phẩm Xương Khớp Luân Thành tình trạng thoái hóa của chị đã giảm rõ mời mọi người cùng xem video thực tế
Tình Trạng Anh Linh Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Lâu Năm, Nhưng Chỉ Với 20 Ngày Sử Dụng Sản Phẩm Đã Thay Đổi Như Thế Nào
Chị Hoa 30 tuổi chia sẻ về tình trạng chị gặp sau sinh em bé
Phản Hồi Khách Hàng khi Sử Dụng Sản Phẩm Viên Uống Xương Khớp Luân Thành