Lời giải cho bài toán về thoái hóa cột song that lưng

Lời giải cho bài toán về thoái hóa cột sống thắt lưng

1. Thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đốt sống L4-L5 là gì?

Trong giải phẫu, thắt lưng của chúng ta sẽ có 5 đốt sống từ L1-L5. Khi ở trạng thái bình thường, các đốt sống thắt lưng có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, giúp con người di chuyển khéo léo. Đặc biệt, chúng còn có vai trò bảo vệ tủy sống cũng như nội tạng bên trong cơ thể. Khi tình trạng thoái hóa xảy ra sẽ khiến cho cơ thể đau nhức, khó di chuyển và vận động do tổn thương ở phần sụn khớp và màng hoạt dịch.

2. Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm hay không?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính. Nếu không điều trị các triệu chứng kịp thời để bệnh tiến triển nặng dần thì nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Tình trạng thoái hóa thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và người trên 60 tuổi. Tỷ lệ thoái hóa thường thấy ở nữ giới nhiều hơn.

Một điều đáng báo động hiện nay là tình trạng thoái hóa đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi vùng thắt lưng bị thoái hóa, đặc biệt là thoái hóa đốt sống L4-L5 (vì mỏm gai đốt sống L5 mỏng nhất trong các đốt sống còn lại) có thể ảnh hưởng đến các vùng khác của cột sống như: phần giữa cột sống bị ảnh hưởng của gai đốt sống ngực, phần lưng dưới do đau lưng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng

3. Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Ở giai đoạn đầu:

  • Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau khi vận động hoặc khi thời tiết thay đổi.
  • Có thể mất thăng bằng khi đứng hoặc di chuyển.
  • Tay, chân hoạt động yếu.
  • Đau mỏi cơ bắp.
  • Khi vận động xoay người nghe thấy tiếng lục cục của các khớp.

Ở giai đoạn tiến triển nặng của bệnh xuất hiện các biến chứng:

  • Gai thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Thoát vị đĩa đệm.
  • Bệnh lý đau dây thần kinh tọa.
  • Gây teo cơ, bại liệt.
  • Có thể làm biến dạng cột sống gây nên bệnh lý gù, vẹo cột sống.

Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ và những điều người bệnh cần biết.

4. Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng thường do áp lực mà sụn khớp và đĩa đệm phải chịu đựng trong một thời gian kéo dài gây tổn thương, suy giảm tính đàn hồi và xơ cứng các khớp. Có thể đưa ra một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa như sau:

  • Tuổi tác: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh thoái hóa. Theo nghiên cứu mới nhất của viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ với những người trên 60 tuổi thì có đến hơn 85% gặp phải tình trạng này.
  • Tính chất nghề nghiệp: Những người làm các công việc mang vác, hoạt động thể lực nặng lâu và kéo dài sẽ có nguy cơ cao hơn những người khác.
  • Sai tư thế: Có thể khi làm việc hoặc nghỉ ngơi, vận động thể lực không đúng tư thế sẽ gây áp lực lên cột sống thắt lưng khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
  • Dinh dưỡng: Nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ dễ gây ra các bệnh lý về xương khớp.
  • Một số tác nhân khác: Chấn thương, người đã phẫu thuật, di truyền, bẩm sinh…
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học gây thoái hóa cột sống
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học gây thoái hóa cột sống

5. Bệnh thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không?

Ngày nay với sự phát triển y học hiện đại cũng như đời sống xã hội thì bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cũng không còn là vấn đề quá lớn. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, chưa tiến triển nặng có thể điều trị bằng các biện pháp kiểm soát triệu chứng bệnh như:

  • Châm cứu.
  • Xoa bóp.
  • Tập thể dục.
  • Khắc phục các tư thế sai.

Khi tình trạng thoái hóa đã tiến triển nặng thì nên có sự can thiệp của bác sĩ chuyên môn để có thể áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp nhất.

6. Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Nguyên tắc điều trị: Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính nên chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp với việc sử dụng thuốc, tập vật lý trị liệu và các biện pháp phục hồi tổn thương do thoái hóa.

6.1. Vật lý trị liệu

Sử dụng các bài tập vật lý trị liệu đúng cách vừa có tác dụng phòng ngừa thoái hóa vừa có tác dụng trong việc điều trị bệnh giúp giảm các cơn đau và cải thiện vận động hàng ngày. Một số bài tập thường được áp dụng như sau:

  • Kéo dãn cơ lưng.
  • Di động cột sống.
  • Tập dựng cơ lưng.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu

6.2. Sử dụng thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà việc phối kết hợp dùng thuốc là khác nhau:

  • Thuốc giảm đau: paracetamol, efferangan-codein…
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): meloxicam, celecoxib, etoricoxib…
  • Thuốc giãn cơ: eperison, tolperisone…
  • Thuốc tác có dụng chậm: glucosamin sulphate, chondrontin sulphate…
  • Glucocorticoid (Tiêm khi đau dây thần kinh tọa): methyl prednisolone acetate…

6.3. Can thiệp ngoại khoa

  • Chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, đau dây thần kinh tọa kéo dài…
  • Thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với tập vật lý trị liệu tại nhà.
  • Điều chỉnh đúng tư thế đứng, đi, ngồi và vận động.
  • Tập thể dục đều đặn kế hợp với chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung các thực phẩm giàu canxi như hải sản…
  • Chú ý nghỉ ngơi đúng cách sau khi vận động hoặc khi xuất hiện các cơn đau.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc thuốc lá…

(Thông tin hữu ích) Xương khớp Luân Thành – Lời giải cho bài toán về thoái hóa cột sống thắt lưng

Thực trạng lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe do tác dụng không mong muốn của thuốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống mà còn đặt ra thách thức lớn đối với các chuyên gia trong việc lựa chọn sử dụng sản phẩm cho giai đoạn điều trị duy trì.

Viên uống Xương khớp Luân Thành
Viên uống Xương khớp Luân Thành

Xương khớp Luân Thành là sản phẩm ra đời để tháo gỡ những vướng mắc và thách thức trên. Với sự kết hợp hoàn hảo của Glucosamin ngoại sinh và 11 vị dược liệu quý, Xương khớp Luân Thành mang lại sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng của thoái hóa cột sống. Đồng thời, sản phẩm tác động theo cơ chế đa chiều làm tăng cường tái tạo và ổn định dịch khớp, cải thiện độ đàn hồi và tính linh hoạt của các khớp. Do đó, giúp đem lại sự thoải mái và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh.