Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ và liệu pháp điều trị hiệu quả

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ và liệu pháp điều trị hiệu quả

Mục lục bài viết

1.Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

1.1. Tổng quan về bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Cột sống của chúng ta được cấu thành bởi 24 đốt sống, bắt đầu từ cổ đến vùng thắt lưng. Các đốt sống liên kết với nhau nhờ các đĩa đệm, giúp nâng đỡ, bảo vệ cột sống khỏi những chấn thương và giúp cơ thể hoạt động, di chuyển một cách dễ dàng, linh hoạt. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý mà lớp bao đĩa đệm hoạt động kém đi, khiến chất nhầy thoát ra, lệch khỏi các đốt sống và chèn ép lên dây thần kinh xung quanh hoặc tủy sống, gây đau đớn cho người bệnh.

1.2. Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Cổ là nơi thường xuyên phải chịu áp lực do các vận động thông thường nên đĩa đệm tại các đốt sống cổ có nguy cơ chịu nhiều tổn thương và rơi vào tình trạng thoát vị cao. Thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra nhất tại 2 đốt C5 và C6, gây đau vùng cổ, vai gáy. Khi nghiên cứu cơ chế sinh học của bệnh lý này, người ta thấy nếu một đĩa đệm bị thoát vị thì khả năng phục hồi là từ 80-90%. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được khi điều trị đúng phương pháp và bổ sung đủ các chất tốt cho hệ xương khớp.

Thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ

2. Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị sớm trong giai đoạn khởi phát bệnh. Do đó, chúng ta không nên chủ quan khi thấy xuất hiện các cơn đau nhức vùng cổ, vai gáy kèm theo tê bì tay chân. Những biến chứng của tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể kể đến là:

  • Tàn phế: Khi thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép lên tủy sống có thể làm cho người bệnh bị bại liệt hoặc tàn phế.
  • Hẹp ống sống: Đây là biến chứng gây ra các cơn đau vùng cổ trầm trọng, tê bì vai, bả vai và cánh tay, gây mất sức lực. Các cơn đau thường thuyên giảm khi người bệnh nằm hoặc thư giãn.
  • Chèn ép tủy: Khi các cơn đau nhẹ hoặc vừa sẽ xảy ra tình trạng này, khiến cho cảm giác và vận động bị rối loạn.
  • Hội chứng động mạch cột sống: Bệnh nhân thường thấy chóng mặt, hoa và mờ mắt, ù tai, không giữ được thăng bằng khi đứng, mặt đỏ, đau ngực và khó nuốt thức ăn (do thực quản bị chèn vào).
  • Hội chứng rễ thần kinh: Tùy theo tổn thương của rễ thần kinh ở vị trí bên trái hoặc phải cổ mà lan xuống cánh tay bên đó. Người bệnh thường cảm thấy đau khắp vùng vai gáy, cánh tay và cơn đau thường kèm theo cảm giác tê bì, yếu sức, khó vận động.
  • Vị trí đau lan rộng: Cơn đau có thể lan rộng ra các vùng khác như thắt lưng, mông, đùi, cẳng chân, làm cho người bệnh đau nhức toàn thân và cản trở vận động.
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cổ
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cổ

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ

  • Đau nhức vùng cổ: Các cơn đau dai dẳng kèm theo cảm giác tê cứng cổ. Tình trạng đau nhức vùng cổ sẽ tăng lên khi cúi hoặc thẳng cổ kéo dài, khi căng thẳng, vận động nặng hay thời tiết thay đổi.
  • Tê bì tay chân: Khi thoát vị chèn ép các dây thần kinh sẽ khiến cho người bệnh tê và ngứa vùng cánh tay, ngón tay. Nhưng nếu vị trí thoát vị chèn ép là tủy sống thì tê bì sẽ lan ra toàn thân.
  • Yếu cơ: Khi bị thoát vị đĩa đệm, cơ chân, tay sẽ bị yếu đi khiến người bệnh đứng không vững, đi lại khó khăn. Nặng hơn là hiện tượng rung của bắp chân và đùi khi người bệnh gắng sức.
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài những biểu hiện kể trên, thoát vị đĩa đệm cổ còn có một số triệu chứng ít phổ biến như đau ngực, táo bón, khó thở…

Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ và những điều người bệnh cần biết.

4. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ

  • Tuổi tác: Lớp dịch nhầy trong đĩa đệm của chúng ta sẽ giảm dần đi theo tuổi tác khiến hoạt động của đĩa đệm trở nên kém linh hoạt. Do đó khi di chuyển, xoay cổ hoặc vận động thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cổ.
  • Sai tư thế: Việc thường xuyên mang vác vật nặng, vận động mạnh hoặc sai tư thế sẽ gây áp lực cho cột sống cổ và gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Lối sống thiếu lành mạnh: Một số thói quen gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể kể đến là lười tập thể dục, không thường xuyên vận động và làm việc ở một tư thế kéo dài. Ngoài ra, việc hút thuốc lá và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho xương khớp cũng là một yếu tố gia tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ

5. Các phương pháp xét nghiệm phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

5.1. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Đây là một trong những phương pháp thăm khám và chuẩn đoán bệnh chính xác và hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này giúp xác định một số triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ như:

  • Vị trí đĩa đệm lệch, có thể là trước hoặc sau đốt sống cổ.
  • Cột sống cổ vẹo hoặc cong hơn so với bình thường, chiều dài các đốt sống giảm.
  • Xuất hiện dấu hiệu chèn ép của các dây thần kinh và tủy sống.
  • Các khối nhân nhầy nằm không đúng vị trí bình thường.
Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ

5.2. Chụp X-quang thường quy cột sống cổ

Đây là phương pháp sử dụng máy phát ra những chùm tia có bức xạ cao, đi xuyên qua các thành phần có trong cơ thể và tạo ra hình ảnh đen trắng. Qua đó, giúp các bác sĩ có thể chuẩn đoán tình trạng bệnh của người bệnh. Chụp X-quang có thể giúp phát hiện các bất thường như lỗ thông liên hợp bị hẹp, sự xuất hiện các gai xương của đốt sống, hiện tượng đặc xương lớp sụn…

5.3. Chụp CT-scan

Chụp CT-scan là kỹ thuật sử dụng tia X kết hợp xử lý hình ảnh bằng máy tính từ đó, tạo ra ảnh chụp chi tiết các xương và mô của cơ thể. Phương pháp này cung cấp cho bác sĩ hình ảnh chi tiết hơn so với phương pháp chụp X-quang thông thường. Tuy nhiên, với những thương tổn có kích thước nhỏ hoặc tổn dây chằng, sụn khớp thì CT-scan lại thể hiện nhiều hạn chế và khiến việc chuẩn đoán gặp nhiều khó khăn.

5.4. Điện cơ

Chuẩn đoán tình trạng bệnh bằng điện cơ là phương pháp xác định các hoạt động điện bất thường của các tế bào thần kinh. Phương pháp này giúp phát hiện những tổn thương của rễ thần kinh và giúp cho việc chuẩn đoán các bệnh lý về khớp chính xác hơn.

Điện cơ
Điện cơ

Xem thêm: Phương pháp phòng và điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả.

6. Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

6.1. Vật lý trị liệu

Là phương pháp hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng các tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra, cải thiện các cơn đau một cách tích cực. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp một số bài tập nhẹ nhàng để giúp xương khớp dẻo dai hơn và thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ

6.2. Dùng thuốc

Bài toán về việc lựa chọn và sử dụng đúng các thuốc để mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh vẫn luôn khiến nhiều người khó khăn trong việc đi tìm lời giải. Hệ quả là việc bệnh nhân mua phải rất nhiều sản phẩm chức năng trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tác dụng điều trị bệnh và thậm chí là gây nguy hiểm cho chúng ta. Một số nhóm thuốc dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ có thể kể đến là:

  • Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID): Naproxen, Ibuprofen…
  • Ức chế chọn lọc (COX-2): Celecoxib, Etoricoxib, Meloxicam…
  • Thuốc tác dụng chậm: Glucosamine Sulphate, Diacerein…
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc như Pregabalin, Gabapentin…
Nhóm thuốc giảm đau (NSAID)
Nhóm thuốc giảm đau (NSAID)

6.3. Phẫu thuật

Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp:

  • Sau 6-8 tuần điều trị bằng thuốc thất bại.
  • Các cơn đau dữ dội xuất hiện một cách đột ngột kèm theo các biểu hiện khác như mất kiểm soát việc đi vệ sinh hay đường ruột (còn gọi là hội chứng chùm đuôi ngựa).

6.4. Sử dụng các loại thực phẩm chức năng để cải thiện sức khỏe xương khớp

Bên cạnh những phương pháp điều trị kể trên, người bệnh có thể dùng thêm các sản phẩm bổ sung Glucosamine ngoại sinh cho cơ thể. Bởi quá trình thoát vị sẽ làm mất đi một lượng glucosamine lớn của cơ thể. Viên uống Xương khớp Luân Thành với 5 năm ngự trị trên thị trường hẳn đã khá quen thuộc với những bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp.

Viên uống Xương khớp Luân Thành
Viên uống Xương khớp Luân Thành

Sản phẩm đã được Cục an toàn thực phẩm/Bộ Y Tế kiểm định và cấp giấy chứng nhận. Thành phần chính của viên uống Xương khớp Luân Thành là glucosamin và một số dược liệu hỗ trợ mạnh cho quá trình phục hồi xương khớp được dùng trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cổ, đau nhức, thoái hóa xương khớp.